Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Chưa nên trồng mắc ca trên diện rộng

Chưa nên trồng mắc ca trên diện rộng

Cây mắc ca được ca ngợi là cây tỉ đô bởi mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, tại thời điểm này, Tây Nguyên chưa nên phát triển ồ ạt diện tích trồng mắc ca.
hạt mắc ca


Tiềm năng lớn


Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện bắt đầu nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mắc ca tại Buôn Mê Thuột với giống của Trung Quốc, sau đó là giống của Thái Lan, Ôxtrâylia.
Hiện Viện đã thu thập được hơn 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống thương mại đang thịnh hành trên thế giới. Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy, cây mắc ca trồng tại Buôn Ma Thuột sau 3 năm bắt đầu cho quả. Viện đã chọn được 3 giống (OC, H2, 508) có triển vọng phát triển tại địa bàn Tây Nguyên.
Năm 2004, Viện trồng khảo nghiệm tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng trên diện tích 20 ha. Kết quả sau 9 năm trồng thử nghiệm cho thấy, năng suất trung bình của các giống đạt gần 8 kg hạt/cây/năm.
Đặc biệt, năng suất hai giống H2 và OC đạt xấp xỉ 9 kg hạt/cây/năm, cao hơn năng suất tại Ôxtrâylia (8 kg) và Trung Quốc (6,58 kg). Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân được cho là khá tốt. Điều đó chứng tỏ cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái của Tây Nguyên.
Theo thống kê từ năm 2005 - 2011, giá bán một kg mắc ca dao động từ 1,5 - 3 USD, tương đương với 30.000 - 60.000 đồng/kg. Cây mắc ca ghép sau khi trồng 5 - 6 năm đã cho thu hoạch đáng kể. Một ha mắc ca vào thời điểm thu hoạch chính, tính từ năm thứ 10 trở đi có thể cho năng suất từ 3 - 5 tấn hạt/ha. Nếu chỉ tính năng suất 3 tấn/ha với giá bán 40.000 đồng/kg thì giá trị hạt thu được vào khoảng 120 triệu đồng/ha.


Vậy tại sao chưa nên trồng loại cây này trên diện rộng ở Tây Nguyên?

Cần giải bài toán đầu ra và kỹ thuật


Theo ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, lý do trước tiên là vấn đề đầu ra cho hạt mắc ca. Hiện sản lượng mắc ca toàn cầu mỗi năm đạt khoảng 100.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu về loại hạt này có thể lên tới 400.000 tấn/năm. Nhu cầu thị trường thế giới là có thật, tuy nhiên, cái khó ở đây là làm thế nào để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mắc ca của Việt Nam tiếp cận được những thị trường có nhu cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.